Dua Leo Truyen

Theo khảo sát của Trung tâm truyền thông và sự kiện thuộc Văn phòngBộ GD-ĐT, trên tổng số 259 trường cúm a là gì

【cúm a là gì】12 trường đại học, cao đẳng sư phạm chưa có trang thông tin điện tử

Theườngđạihọccaođẳngsưphạmchưacótrangthôngtinđiệntửcúm a là gìo khảo sát của Trung tâm truyền thông và sự kiện thuộc Văn phòng Bộ GD-ĐT, trên tổng số 259 trường ĐH và CĐ sư phạm thì 271 trường có trang thông tin điện tử (chiếm 95,57%). Trong số 12 trường còn lại chưa có trang thông tin điện tử, thì có tới 10 trường CĐ sư phạm.

Số liệu được thông tin tại Hội nghị công tác văn phòng và truyền thông khối các cơ sở giáo dục ĐH và các trường CĐ sư phạm năm 2023 được tổ chức chiều 2.10 tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

12 trường đại học, cao đẳng sư phạm chưa có trang thông tin điện tử - Ảnh 1.

Trang thông tin điện tử được coi là một kênh thông tin chính thống và là kênh truyền thông quan trọng của cơ sở giáo dục, thế nhưng đến nay vẫn có 12 trường ĐH, CĐ sư phạm chưa có trang web

MỸ QUYÊN

"Đáng nói là, 259/271 trường có trang thông tin điện tử thì cũng không nhiều trường có liên kết với Cổng thông tin điện tử Bộ GD-ĐT, hoặc có đặt banner Cổng thông tin điện tử Bộ trên giao diện", lãnh đạo Văn phòng Bộ cho hay.

Cùng với đó, nếu như 257/271 trường được khảo sát đang vận hành fanpage Facebook (chiếm 94,83%) thì trong số 14 trường còn lại không vận hành fanpage, cũng có 10 trường CĐ sư phạm.

Trong số 257 trường đang vận hành fanpage Facebook, chỉ có 122 fanpage có tick xanh (dấu xác nhận chính chủ của Facebook cấp cho fanpage hoặc tài khoản cá nhân), chiếm 47,47%. Hầu hết các fanpage này không có liên kết với fanpage của Bộ GD-ĐT.

Mặc dù vậy, theo đại diện Văn phòng Bộ GD-ĐT, công tác truyền thông giáo dục khối các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ sư phạm trong thời gian qua đã có những chuyển động tích cực. Các đơn vị đã nhận thức về tầm quan trọng của truyền thông nên có sự quan tâm và đầu tư, phương thức triển khai truyền thông cũng ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả.

Kết quả khảo sát trên cho thấy tất cả các cơ sở giáo dục ĐH đều có phòng hoặc ban truyền thông độc lập, hoạt động chuyên nghiệp với nhân sự được đào tạo bài bản. Các trường cũng đã nắm bắt và theo kịp xu hướng của thời đại công nghệ số, ứng dụng công nghệ vào phục vụ và đa dạng hóa các hình thức truyền thông.

Theo đại diện của Bộ GD-ĐT, truyền thông giáo dục là một trong 5 giải pháp cơ bản được ngành giáo dục thực hiện nhằm triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Năm học 2023-2024, Bộ GD-ĐT xác định công tác truyền thông giáo dục là một trong 12 nhiệm vụ trọng tâm.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap