Dua Leo Truyen

Trả lời: Đậu mùa khỉ và thủy đậu đều là bệnh truyền nhiễm do virus, có 4 giai đoạn gồm ủ bệnh, khởi ghế ăn dặm cho bé

【ghế ăn dặm cho bé】Đậu mùa khỉ và thủy đậu khác nhau thế nào

Trả lời:

Đậu mùa khỉ và thủy đậu đều là bệnh truyền nhiễm do virus,Đậumùakhỉvàthủyđậukhácnhauthếnàghế ăn dặm cho bé có 4 giai đoạn gồm ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục. Hai bệnh này tiến triển gần giống nhau, ban đầu có triệu chứng tương tự cúm như nhức đầu, sốt, mệt mỏi, sau đó xuất hiện mụn nước, phồng rộp gây ngứa và đau đớn, lan rộng, đóng vảy, bắt đầu lành. Tuy nhiên chúng có nhiều điểm khác biệt.

Về căn nguyên gây bệnh, đậu mùa khỉ do Monkeypox virus (MPXV), thuộc chi Orthopoxivirus của họ Poxiviridae. Còn thủy đậu do Varicella Zoster virus (VZV) thuộc họ Herpesviridae. Chính vì chúng do hai loại virus hoàn toàn khác nhau gây ra, nên bạn từng nhiễm hoặc tiêm vaccine thủy đậu không có tác dụng phòng ngừa đậu mùa khỉ.

Về nguồn lây, thủy đậu phát tán virus qua đường không khí từ các giọt bắn dịch tiết hoặc tiếp xúc trực tiếp với các phỏng nước của người bệnh. Khả năng lây 5-7 ngày trước khi có ban và 7 ngày sau khi ban mọc.

Đậu mùa khỉ lây từ động vật sang người qua vết cắn hoặc vết trầy xước hoặc trong các hoạt động như săn bắn, lột da, bẫy hoặc ăn thịt động vật. Bệnh cũng có thể lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với da nhiễm trùng hoặc các tổn thương khác như trong miệng hoặc trên bộ phận sinh dục (nói chuyện trong thời gian dài, hôn, quan hệ tình dục bằng miệng, qua nhau thai từ mẹ qua thai nhi..).

Đậu mùa khỉ không dễ lây truyền do thời gian ủ bệnh dài nhưng có khả năng lây khi người bệnh bắt đầu có triệu chứng.

Giai đoạn ủ bệnh của đậu mùa khỉ khoảng 6-13 ngày (có thể 5-21 ngày), còn thủy đậu 10-21 ngày (trung bình là 14-17 ngày). Giai đoạn khởi phát ngoài các biểu hiện chung là sốt, đau đầu, đau họng, đau nhức cơ khớp thì đậu mùa khỉ còn có triệu chứng sưng hạch bạch huyết, không gặp trong bệnh thủy đậu.

Nhiều trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ không có triệu chứng nhưng vẫn có thể truyền virus sang người khác, trong khi thủy đậu hiếm khi không có triệu chứng.

Người nhiễm virus đậu mùa khỉ có thể có khả năng miễn dịch lâu dài đối với căn bệnh này. Virrus gây bệnh thủy đậu không bao giờ bị loại bỏ khỏi cơ thể. Nó vẫn còn bám trong các tế bào thần kinh, có thể tái hoạt động khi sức đề kháng giảm và gây ra bệnh zona thần kinh.

Ngoài vaccine, cách tốt nhất để phòng ngừa đậu mùa khỉ và thủy đậu là tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh.

Với đậu mùa khỉ, bạn cần hạn chế tiếp xúc da kề da với người bị phát ban, kể cả bạn tình. Tránh dùng chung đồ dùng, vật dụng chăm sóc cá nhân, quần áo, khăn trải giường và khăn tắm với người mắc bệnh, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc nước rửa tay chứa cồn.

Bệnh thủy đậu cũng có cách phòng ngừa tương tự. Nhưng vì virus thủy đậu dễ lây lan hơn rất nhiều nên người mắc bệnh phải được cách ly cho đến khi hết triệu chứng. Bạn nên đeo găng tay và khẩu trang y tế khi ở gần người bệnh, vệ sinh thường xuyên tất cả bề mặt vật dụng trong phòng.

Thạc sĩ, bác sĩ Bạch Nguyễn Trà My
Khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Độc giả đặt câu hỏi bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap